10 Thủ Ấn của Phật với vị trí phong thủy tốt nhất trong căn hộ của bạn

Có phải bạn thắc mắc về ý nghĩa của những ý nghĩa đặc biệt của thủ ấn của Phật ? Bạn đang có những bức tượng Phật điêu khắc ở trong nhà và chưa biết đặt chỗ nào cho hợp lý ? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu 10 thủ ấn của Phật, cùng với những mẹo về phong thủy của từng loại thủ ấn.

Uttarabodhi – Khai sáng của Đấng tối cao

Các thủ ấn Uttarabodhi được gọi là thủ ấn giác ngộ tối cao. Thủ ấn này thực hiên bằng cả hai tay đặt trước ngực, . Ngón tay trỏ chạm vào nhau và hướng lên trên, tám ngón khác đan vào nhau.
Đây là một thủ ấn  gợi lên cảm giác gắn kết vững chắc rong chính bản thân mình thống nhất thành mộ. Hãy thử thủ ấn Uttarabodhi trong một vài phút và cảm nhận sự thay đổi năng lượng trong cơ thể bạn.
Vị trí phòng thủy : Hướng Nam hoặc hướng Bắc khu khu vực trong nhà, văn phòng. Bạn cũng có thể đặt tượng trong phòng khách.

Dharmachakra – Vòng xe của Dharma

Thủ ấn Dharmachakra tượng trưng cho một loại năng lương liên tục ( tượng trưng bởi một bánh xe / chakra ) hoặc trật tự vũ trụ. Các bàn tay được đặt ngang ngực với các ngón cái và ngón trỏ hình thành vòng tròn ( tương tự thủ ấn Vitarka). Lòng bàn tay phải hướng ra ngoài và lòng bàn tay trái hướng vào trong ngời, chỗ trái tim của bạn.
Thủ ấn này được dựa vào bài giảng đầu tiên của Đức Phật. Thường được ám chỉ như là sự miêu tả về trật tự vũ trụ đến từ ( hoặc thông qua ) trung tâm vũ trụ.
Vị trí phòng thủy  : Văn phòng hoặc phòng khách.

Vitarka – Sự truyền dạy

Vitarka thủ ấn được biết như là thủ ấn gợi lên sự truyền dạy, tể hiện sự thông tuệ, tranh luận. Nhường như nó luôn truyền tải một thông điệp cụ thể không có lời và ngón trỏ tạo ra một dòng chảy  năng lượng, thông tin liên tục.
Cũng giống như Abhaya thủ ấn, năng lượng được tạo bởi thủ ấn Vitarka cho phép truyền sự hiểu biết mà không bbij cản trở bởi nỗi sợ hãi.
Vị trí phong thủy : Trong văn phòng tại gia, thư viện, nơi nghiên cứu.

Vajrapradama – Tự tin vào bản thân

Thường được gọi là thủ ấn của lòng tin vũng chãi, thủ ấn này còn gợi lên nhiều điều hơn nữa, ít nhất không phải những gì chúng ta thường biết tới là tự tin. Lần đầu tiên tôi nhìn vào thủ ấn tuyệt đẹp này rằng : ” Tôi đến với hòa bình bởi vì tôi là hòa bình, ”
Nó phát ra một năng lượng mềm mại, ấm áp, rạng rỡ, liên tục. Tôi đoán chúng ra có thể gọi nó là thủ ấn của sự tự tin trong mỗi chúng ta.
Vị trí phòng thủy : trung tâm nhà, phòng khách, lôi vào cửa chính.

Karana – Ngăn chặn và loại bỏ năng lượng tiêu cực

Thủ ấn Karana thể hiện cho một năng lượng mạnh, loại bỏ năng lượng tiêu cực khác. Thủ ấn này được xem như cách để ngăn chặn tà ác. Bạn có thể cảm nhận được năng lượng tập trung bằng cách nhìn tập trung vào cử chỉ tay này.
Nếu bạn đang có một tượng Phật có thủ ấn Karana hãy chú ý đến vị trí của nó, có thể trong nhà hoặc văn phòng. Bạn không nên để đối diện với cửa ra vào. Tương tự, bạn cũng không nên đặt trong phòng ngủ.
Vị trí phòng thủy : Bất kỳ vị trí nào trong ngôi nhà cần thanh tẩy năng lượng, hoặc trong một số khu vực có vấn đề của ngôi nhà như cửa sổ quay ra con hẻm có năng lượng xấu….

Varada – Lòng từ bi, chân thành và ước muốn

Thủ ấn varada thể hiện năng lượng của sự từ bi, giải phóng và một sự chấp thuận. Thủ ấn này được làm bằng tay trái. Bạn có thể thấy nó kết hợp với các thủ ấn khác như Bhumisparsa hay Abhaya…
Thủ ấn này là một thủ ấn cao cấp bởi nó có thể giúp tạo ra một năng lượng mà người ta gọi là ” giác ngộ” . Thông thường bạn có thể thấy một biểu tượng thiêng liêng như một hoa mạn đà la, một con mắt trong lòng bàn tay Phật. Điều này thể hiện năng lượng hiếm có, mạnh mẽ phát ra từ một người giác ngộ qua bàn tay của mình.
Vị trí phong thủy :  Tây Bắc của nhà hoặc văn phòng.

Bhumispara – Tiếng gọi của trái đất để chứng tỏ sự thật

Thủ ẩn Bhumisparsa được thực hiện bằng tay phải với lòng bàn tay hướng ra ngoài, tay trái nằm trong lòng.
Thủ ấn Bhumispara được cho rằng là thủ ấn của Phật khi ngài đạt được sự giác ngộ. Nó thể hiện cho sức mạnh không thể lay chuyển, giúp vượt qua bóng tối để ngài bước vào cõi Niết Bàn.
Vị trí phong thủy : Trung tâm ngôi nhà, lối ra vào chính hoặc bàn thờ.

Namaskara – Lời chào và sự tôn kính

 

Đây là thủ ấn thể hiện lời chào, thể hiện sự tôn kính nhất với Phật. Bạn cũng có thể thấy, lời chào được thể hiện như một lời cầu nguyện đến từ trái tim hoặc con mắt thứ ba.
Namaskara thủ ấn được thực hiện ngay vị trí trái tim. Tại sao ư ? Bởi vì chỉ với sự thành tâm mới có một cái nhìn sâu sắc về tâm linh rằng chúng ta đều là biểu hiện của chung một nguồn sáng.
Có một điều thú vị rằng, khi Đức Phật đạt được giác ngộ, Ngài đã không còn làm thủ ấn này nữa. Tôi đoán bởi vì khi bạn đã đạt được giác ngộ với nguồn năng lượng thiêng liêng ấy, bạn không cần phải bày tỏ lòng tôn kính nữa. Khi đó, bạn đã ở ngoài phạm vi ấy rồi.
Vị trí phong thủy : Lối vào chính, phòng khách, phòng ăn hoặc văn phòng.

Dhyana – Thiền định

Dhyana hoặc Samachi thủ ấn là thủ ấn thúc đẩy năng lượng trong thiền định. Giúp bạn suy ngẫm sâu sắc, thống nhất năng lượng tốt hơn.
Với việc khoanh tròn năng lượng tam giác ( khi hai ngón cái của bàn tay chạm vào ) cũng thúc đẩy việc làm sạch bất kỳ tạp chất nào. Chỉ bằng phương pháp này người ta có thể kết nối với năng lượng, tạo cảm giác bình yên, thanh thản.
Vị trí phong thủy : Phòng thiền, bàn thờ, trung tâm nhà, phòng nghiên cứu.

Abhaya – Không sợ hãi

Abhaya trong tiếng Phạn có nghĩa là không sợ hãi. Thủ ấn Abhaya được thực hiện với lòng bàn tay phải mở ra, đưa ngang ngực hoặc cao hơn một chút. Nếu bạn nhìn vào thủ ấn này của Phật, bạn sẽ cảm thấy được sự bình yên, một sự bảo vệ, an toàn sâu trong tâm hồn. Đây là một trang trí phong thủy mạnh mẽ bổ sung cho bất kỳ ngôi nhà nào.
Vị trí phong trí : Lối vào chính, phòng khách.